Đã bao giờ bạn từng lo lắng không thể ngủ nổi trước một sự kiện quan trọng? Hay thấy lưng mình ướt mồ hôi khi nghĩ về tương lai?
Không ai biết trước được tương lai thế nào, và những lo toan về công việc và các mối quan hệ là điều rất phổ biến. Đôi khi, chúng ta còn lo lắng về những sự việc bất thường như là thiên tai, lũ lụt, mất đi người thân hay thảm hoạ cấp độ thế giới.
Lo Âu Chờ Đợi (Anticipatory anxiety) là trạng thái sợ hãi và lo lắng về những điều tồi tệ có thể xảy ra.
Lo Âu Chờ Đợi biểu hiện ra sao
Mức độ lo âu có thể từ một suy nghĩ thoáng qua cho đến tận nỗi sợ hãi sinh tồn.
Bạn có thể thấy:
- mất đi khả năng tập trung
- khó kiểm soát được cảm xúc and tâm trạng
- cảm thấy chai sạn cảm xúc
- mất đi hứng thú với những thú vui hàng ngày
- cảm thấy bồn chồn không yên
- cơ bắp căng cứng & đau nhức
- buồn nôn và chán ăn
- khó ngủ
Khi Lo Âu chờ đợi, bạn dùng quá nhiều thời gian tưởng tượng ra những tình huống xấu. Chú tâm quá vào những điều không may mắn có thể khiến cho sự thất vọng hay cảm giác vô vọng bị khuếch đại.
Ví dụ như bạn thấy người yêu dạo này hơi bận rộn. Khi bạn nói, họ bảo không có chuyện gì cả. Bạn không tin và bắt đầu lo lắng rằng họ muốn chia tay và bạn không thể ngừng tưởng tượng khi chia tay bạn sẽ nói gì và người ấy sẽ nói gì. Sự lo lắng này làm bạn mất ăn mất ngủ.
Nỗi lo này xuất hiện do nhiều tình hướng khác nhau nhưng thường là về những điều bạn không thể dự đoán hay kiểm soát.
Những lo âu này bình thường là vô hại, cho đến khi nó ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của bạn thì hãy xử lý nó.
Nghĩ về nó như một triệu chứng chứ không phải một căn bệnh
Lo Âu Chờ Đợi không phải là một căn bệnh theo định nghĩa nhưng có thể là triệu chứng của Rối Loạn Lo Âu.
Một số chứng bệnh khác cũng bao hàm nỗi lo về những sự kiện trong tương lai mà có thể không bao giờ xảy ra. Ví dụ như: Hội chứng sợ xã hội (Social anxiety), ám ảnh sợ hãi (phobia), Chứng Rối loạn Hoảng sợ (Panic Disorder), Rối loạn stress sau sang chấn (PTSD)
Làm thế nào để Ngừng lo lắng về Tương lai
Lo Âu Chờ đợi có thể tạo ra những vòng lặp suy nghĩ khiến cho cuộc sống trở nên khó khăn. Những gợi ý dưới dây sẽ giúp bạn thoát ra khỏi vòng lặp nhờ những hàng động đúng đắn
1. Chăm sóc sức khoẻ, đáp ứng nhu cầu thể chất
Cơ thể và tâm trí có sự kết nối chặt chẽ do đó sức khoẻ thể chất liên quan mật thiết tới sức khoẻ tinh thần. Dinh dưỡng, giấc ngủ và hoạt động thể dục góp một phần quan trọng vào việc quản lý các triệu chứng lo âu, bao gồm cả Lo Âu Chờ Đợi.
Nếu các dấu hiệu bạn có bao gồm cảm giác nôn nao trong bụng, bạn có thể sẽ gặp khó khăn trong ăn uống và việc bỏ bữa sẽ khiến mọi thứ tồi tệ hơn.
Trong nhiều trường hợp, sự lo âu khiến cho bạn mất ngủ, mà mất ngủ lại khiến cho chứng lo âu nặng nề hơn vì khi bạn thao thức trong đêm, bạn sẽ lo lắng rằng chứng lo âu này sẽ chuyển biến xấu. Vậy phải làm sao?
Một trong những giải pháp đó là tránh uống cà phê hay trà muộn, sử dụng một số loại thuốc chữa lành thiên nhiên như tinh dầu CBD hoặc tập một số bài tập thở hoặc giãn cơ, yoga trước khi ngủ sẽ giúp bạn dễ ngủ hơn.
Các hoạt động thể chất cũng giúp giảm triệu chứng stress và lo lắng, giúp bạn ngủ ngon hơn. Nhưng hãy tránh hoạt động cardio quá mạnh gần giờ ngủ vì nó có thể khiến khó ngủ hơn.
2. Xem xét lại cách trò chuyện với chính mình
Nhưng suy nghĩ độc thoại nội tâm của bạn với chính mình có rất nhiều ảnh hưởng. Lo lắng về những điều xấu là thứ rất bình thường. Khi bạn luẩn quẩn quanh những suy nghĩ như vậy, hãy tự nhủ rằng, nghĩ như vậy là đủ rồi, nếu suy nghĩ quá nhiều mình sẽ rất tốn thời gian và không thể nào tận hưởng cuộc sống.
Một khi bạn bắt đầu lo lắng, hãy tự hỏi rằng “Điều này có thực sự khả thi hay không?” Nếu câu trả lời (thật thà) là không, hãy điều hướng năng lượng tư duy của bạn về với giây phút thực tại.
Had a nice and friendly staff member help us out! A great first experience and I hope to be back soon! Unfortunately the power went out towards the end but that is beyond their control as blackouts occur quite frequently in Vietnam
Great experience! It was my first time there and the staff member/ owner took his time to explain to us the benefits and walked us through the process. Unfortunately there was a power trip towards the end of my session, but the staff member/ owner were witty calm about it and brought it a huge speaker to wake us up (just in case we hadn’t got up).
This is an absolutley amazing find in Hanoi. I always tell people that floating is the perfect practice if your looking to improve your health, inner peace, and general wellbeing - and that is certainly the case at 'float Hanoi' as well! I have been floating regularly for a few years in the US, and I can say that the tanks and facilities here are truly top of the line. Also Minh, one of the owners, was incredibly welcoming and helpful - he even took me to find an ATM machine after my float so i could pay him! Then followed by showing me a gas station so I could fill up my motorbike (Ive only been here two days). 🙂 Float Hanoi exemplifies what selfless service is all about - I feel at home in Hanoi already just from my first experience here (Of course im also relaxed and rejuvinated from the float itself). I bought a package of 5 "one hour" floats, and when those are up, I will be buying a package of 5 "ninety minute" floats. All that said, just do yourself a big favor and give this place a real shot! You wont be at all dossapointed. ????
The last time I floated was back in Bangkok in 2019. My husband and I were regulars at the facility there. The Hanoi float center feels much more “homemade” than the one in Bangkok. Not saying that neither is better than the other; the setting feels very different, which is something to keep in mind. Otherwise, the tanks work the same - the only difference would be that you have the option to pry the tank’s cover open slightly with the ones in BKK but here, it’s either fully close or open, which can be uncomfortable for first-time floaters. Also, if you haven’t meditated for a long time, it can be pretty challenging during the first few sessions as your mind WILL keep wandering. We did the couple floating session for 60 minutes, and we didn’t regret giving it a try. It was nice, dark, and quiet (something you don’t get much from living in Hanoi). The staff understands and speaks English very well. The online reservation was hassle free, and the team will contact you a day before by phone to reconfirm. Note that they are not really responsive on Facebook messenger, so it’s better to call. It’s a straight forward experience, you go in, pay, rinse a bit, float, get out, rinse again, dress up and leave. Nothing to complain about and would personally return.
Quietest place in HCMC*. I've been floating for over four years and was so happy to find this place in Vietnam. The set up is very professional and sanitary. Owners are knowledgeable and extremely helpful. The prices do seem a bit high and geared towards tourists. I'll will return, but not as frequently as I'd like. *I would not suggest you float if there's going to be rain. During my float it started to pour and the noise was to the point you can not tune it out. I had to cut my float short as a result. No offer of offset cost or float time in the future, disappointing.
Nếu câu trả lời là có. Bạn hãy dành thời gian cho hành động thực tế, viết ra giấy, lên 1 kế hoạch dự phòng, mua những món đồ cần thiết. Một khi đã sẵn sàng cho tình huống xấu, bạn có thể bỏ suy nghĩ lo lắng qua một bên rồi vì bạn đã làm tất cả những gì mình có thể.
Nếu bạn hay trách móc bản thân về việc cứ lo âu sợ hãi quá mức, hãy thử nghĩ xem bạn sẽ nói gì với bạn thân của mình khi cô/anh ấy có những suy nghĩ tương tự. Hẳn là bạn sẽ an ủi họ đúng chứ? Hãy thực hành tự đồng cảm với chính mình nhé.
3. Nói về điều khó nói
Thường thì không dễ dàng để nói về những thứ bạn lo lắng, nhưng đôi khi đọc rõ nối sợ của mình sẽ khiến chúng bớt khủng khiếp hơn.
Ví dụ như nếu như bạn sợ rằng mình sẽ chia tay người bạn đời, chính việc ngồi xuống nói chuyện với họ về điều đó còn đáng sợ hơn là hành động kết thúc.
Hãy nhìn sâu vào hoàn cảnh. Mối quan hệ của bạn ra sao? Vì sao bạn nghĩ rằng có khả năng mọi thứ sẽ kết thúc? Có thể nào người kia đang quá bận rộn nên trở nên xa cách hay không? Bạn sẽ khó lòng biết rõ trừ khi bạn nói ra.
Chia sẻ với những người bạn yêu quý sẽ giúp bạn có được sự hỗ trợ cần thiết, nhất là khi bạn cảm thấy mình đang bị cô lập. Gia đình và bạn bè sẽ là những người lắng nghe và cho bạn khoảng thời gian thư thái và không lo lắng.
4. Thực hành Tiếp Đất (Grounding)
Tiếp đất, hay còn gọi là Grounding hoặc Earthing, là một liệu pháp trị liệu tiếp xúc với mặt đất bằng chân trần nhằm cảm nhận những xung động điện từ từ trái đất, giúp cải thiện sức khỏe thể chất và tinh thần. Một số bài tập có thể rất đơn giản mà hiệu quả, như là kéo căng 1 cọng dây thun rồi bắn vào cổ tay, cầm một viên đá lạnh, hay chà sát chân tay lên mặt đất.
Các phương pháp này tuy đơn giản nhưng giúp bạn giảm stress tương đối hiệu quả
5. Tìm đến những phương pháp trị liệu chuyên sâu
Nếu như những thực hành cá nhân chưa đủ cho bạn, hãy thử tìm đến những chuyên gia. Trầm cảm hiện nay là một hiện tượng phổ biến và có rất nhiều người cần sự hỗ trợ chuyên môn để có thể sống thoải mái hơn.
Dưới dây là một số lựa chọn
5.1 Các Liệu pháp trị liệu (Therapy)
Trị liệu là cách nhanh và hiệu quả nhất đối với rối loạn lo âu. Các nhà trị liệu sẽ giúp bạn thực hành các phương pháp tìm ra nguyên nhân, hay xử lý triệu chứng.
Các nhà tư vấn tâm lý còn giúp bạn tìm ra những cách cơ chế đối phó với stress tốt hơn, thay vì sử dụng rượu bia, chất kích thích, hay tự hại, bạn có thể thực hành thiền, ôm cây và nhiều cách kahsc.
Dưới đây là một số lựa chọn thường được các bác sĩ khuyên dùng.
- Đầu tiên là Liệu Pháp Nhận Thức Hành Vi (CBT), hoặc là Thiền Chánh Niệm
- Thứ 2 là Liệu pháp “tự phơi nhiễm” (Exposure Therapy – EP), có thể đối phó với một số nỗi sợ cụ thể, đặc biệt là PTSD.
- Các liệu pháp này nếu kết hợp với Liệu pháp Cách ly Giác quan (Sensory Deprivation Therapy) hay còn gọi là Thiền Nổi ở Việt Nam) sẽ trở nên cực kỳ hiệu quả.
5.2 Sử dụng Thuốc Tây
Đây gần như là lựa chọn cuối cùng. Thuốc không chữa được Lo âu hay Trầm cảm, nhưng giúp giảm các triệu chứng và cần kết hợp với các liệu pháp therapy.
Các bác sĩ có thể sẽ tư vấn bạn dùng thuốc nếu như:
- bạn cảm thấy bị ảnh hưởng quá nhiều trong cuộc sống
- bạn cảm thấy trị liệu hiệu quả thấp
- bạn thấy đau khổ nghiêm trọng
- Sức khoẻ thể chất của bạn bị giảm sút quá nhiều
Việc sử dụng thuốc bao gồm cả ngắn và dài hạn cho nên chưa chắc bạn sẽ bị lệ thuộc vào thuốc về mặt lâu dài. Tuy nhiên đây là lựa chọn mang tính cá nhân vì vậy bạn đừng ngại từ chối nếu bạn cảm thấy mình không cần phải dùng đến thuốc nhé.
Một số loại thuốc thường gặp bao gồm
- Beta-blockers : có tác dụng tạm thời cho stress. Thường được kê đơn khi bạn vẫn kiểm soát được cơn lo âu của mình nhưng đôi khi cảm thấy quá khó khăn.
- Benzodiazepines : là chất gây an thần, giúp thư giãn, bình tĩnh. Chúng có khả năng gây nghiện, vì vậy chỉ được khuyên dùng trong ngắn hạn. Bạn có thể dùng nó để xử lý cơn trầm cảm nặng ở giai đoạn đầu khi mới đi trị liệu.
- Selective serotonin reuptake inhibitors (SSRIs), serotonin-norepinephrine reuptake inhibitors (SNRIs), và một số thuốc chống trầm cảm can provide relief over longer periods of time.