“Trải nghiệm hư không” – Câu nói này cứ ám ảnh tâm trí tôi.
Bức ảnh trên mô tả hình ảnh của người Vitruvian, trắng xóa, trôi nổi trong tư thế śavāsana. Tĩnh lặng. Nhẹ nhàng. Trôi nổi cách vô định. Nó là như thế, đúng không?
Nhiều năm về trước, tôi đọc được rằng nghệ sĩ hài độc thoại Bill Hicks, một thần tượng thời tuổi teen của tôi cũng là một tín đồ của bộ môn “thiền nổi”. Gần đây hơn, tôi cũng được nghe rằng danh hài Joe Rogan, một tín đồ khác đã miêu tả bể Float như là “công cụ quan trọng nhất” để anh có thể phát triển cách suy nghĩ và tiến hóa. Nó có vẻ có sự tương đồng với thiền định, một bộ môn mà tôi đã dồn công sức bản thân nhiều năm nay. Khi có trung tâm thiền nổi mở ra với mức giá cho học viên mới là 3 lần nổi/120 đô, tôi đã đăng ký.
Bể nổi (Floatation tank) được phát minh vào năm 1954. Giữa những cuộc tranh luận rằng liệu nhận thức chỉ là một kết quả của những điều kiện bên ngoài hay tự sinh ra nhờ những điều kiện sẵn có trong chính nó, nhà thần kinh học John Lilly đã đưa đến một cách nhìn nhận vấn đề tao nhã: cách ly tâm trí khỏi toàn bộ nguồn kích ứng ngoại cảnh và quan sát xem nó sẽ có hành vi như thế nào. Tình cờ, nơi làm việc của Lilly, Viện Nghiên Cứu Quốc Gia Sức Khỏe Tâm Lý tại Bethesda, Maryland, cũng có một bể chứa cách âm được xây từ thời kỳ Thế Chiến II dành cho các thí nghiệm hải quân nghiên cứu sự trao đổi chất của các thợ lặn biển sâu. Bể thiền nổi đầu tiên ra đời như vậy. Nó có hình dáng của một chiếc quan tài thẳng đứng, trong đó người tham gia nổi lơ lửng trong nước, đầu chìm trong mặt nạ thở bằng cao su. Bất chấp thiết bị “kinh dị” này, trong suốt thời gian trôi nổi, Lilly nhận ra rằng tâm trí của ông không chỉ là sản phẩm của sự phản ứng đơn thuần với các giác quan mà ‘rất nhiều trạng thái ý thức’ xuất hiện từ sự cô lập hoàn toàn. Ông ta đã hoàn toàn bị thuyết phục.
Lilly là một kiểu nhà khoa học ta khó có thể tưởng tượng có thể phát triển ở thời đại ngày nay. Ngoài việc phát minh ra bể chứa đầu tiên trong lịch sử, ông cũng là một người quan tâm đến các chất thức thần và bị cuốn hút bởi cách người và cá voi có thể giao tiếp với nhau; ông bị thuyết phục rằng có một cộng đồng các thực thể siêu hình cai quản thực tại. Dù quan điểm của ông nhận được một số phản ứng trái chiều từ phái cộng đồng khoa học, chiến dịch quảng bá cho liệu pháp Floating (“thiền nổi”) của Lilly ở thập niên 1960 đã khiến cho nó trở nên phổ biến. Năm 1972, lập trình viên máy tính Glenn Perry đến một trong các buổi workshop thiền nổi của Lilly và bị choáng ngợp bởi trải nghiệm trong bể đến nỗi trong năm tiếp theo, ông đã tự thiết kế những chiếc bể giá rẻ để dùng tại nhà. Cho đến ngày nay, những chiếc bể mang tên “Samadhi” (đặt tên theo trạng thái “Định” của thiền định Phật giáo) của ông vẫn là mẫu bể phổ biến hơn cả, với giá bán lẻ bắt đầu từ $11.000.
Những nhân vật văn hóa đáng kể như nhà bác học Gregory Bateson và guru self-help Werner Erhard cũng đã ghé thăm nhà của Lilly tại Malibu và thử bể nổi. Tiếng lành đồn xa, vào năm 1979, Perry đã mở trung tâm thiền nổi thương mại đầu tiên tại Beverly Hills.
Độ phủ sóng của thiền nổi lên đến hưng thịnh sau khi bộ phim bom tấn năm 1980 Altered States ra rạp. Trong bộ phim viễn tưởng kinh dị mang yếu tố thức thần này, William Hurt thủ vai Tiến Sĩ Edward Jessup, một nhà khoa học tương tự như Lilly, sau nhiều lần thiền nổi kèm chất gây ảo giác đã cho phép ông tiến hóa ngược và trở về trạng thái “vượt qua cả sự xuất hiện của vật chất, năng lượng và quay trở về suy nghĩ đầu tiên”. Sự thành công của bộ phim cũng củng cố thêm sự hiếu kỳ của mọi người về bộ môn này. Sau khi các đội thể thao như Philadelphia Eagles và Philadelphia Phillies tích hợp các bể nổi vào trong chương trình tập luyện, cả hai đội đã thắng Super Bowl và World Series. Đến giữa thập kỷ, những nhân vật nổi tiếng từ John Lennon cho đển Robin Williams đều đã lắp đặt bể trong nhà.
Vậy nhưng, đến năm 1990, bộ môn thiền nổi đã bị suy thoái. Tra cứu bất cứ những thông tin lịch sử nào về bộ môn trên mạng, hay những bài phỏng vấn với các chủ trung tâm thiền nổi, hay xem phim tài liệu Float Nation (2014) và bạn sẽ thấy nguyên nhân chính bắt nguồn từ đại dịch AIDS vào giữa thập niên 1980. Vào những ngày đầu, AIDS là một bí ẩn đáng sợ với người dân. “Đã có rất nhiều giả thuyết” – nhà hoạt động phòng chống AIDS Cleve Jones, trong cuốn And The Band Played On của Randy Shilt. “Có lẽ là họ đã bỏ gì đó vào đồ uống và không khí”. Dân chúng đã tưởng rằng AIDS lây lan như bệnh cảm cúm hay do dùng chung nước tắm. Khả năng rất cao là ngành công nghiệp thiền nổi cũng bị suy tàn với cùng lý do mà các bể tắm công cộng bị đóng.
Peter Suedfeld, giáo sư danh dự tại Đại Học British Columbia là một nhà nghiên cứu thiền nổi tiên phong hiện nay, đã bắt đầu nghiên cứu khoa học thiền nổi từ thập niên 1970. Ông lại đưa ra những lý do thực tế hơn cho sự đi xuống của thiền nổi: những người điều hành các trung tâm thiền tuy có “tâm” mà chưa có “tầm” kiểm soát về tài chính, cũng như sự thiếu hụt các khách hàng thường xuyên. Dù nguyên do là gì, bộ môn thiền nổi rơi vào giai đoạn mà Suedfeld gọi là “ảm đạm” trong hơn 20 năm.
Song sự đi xuống ấy chưa phải là dấu chấm hết. Qua thập kỷ vừa rồi, bộ môn này đã được tái sinh dần dần và gần đây nhất đã bùng nổ trở lại. Vào năm 2012, trung tâm Float On tại Portland đã khánh thành một cuộc hội thảo về thiền nổi thường niên. Rải rác Bắc Mỹ, đã có nhiều trung tâm mới được mở ra ngay cả ở những bang rất ít người theo phong trào tâm linh New Age như Mississippi hay Arkansas. Trung tâm của riêng tôi – Float House, tại Vancouver, Canada – được mở vào tháng 5 năm 2013, và đã và đang được mở rộng từ đó. Các vận động viên cũng bắt đầu chú ý trở lại: Cầu thủ Wayne Rooney, đội trưởng đội bóng quốc gia của Anh Quốc dành 10 tiếng một tuần trong bể nổi tại gia.
Vào Tháng Sáu năm 2015 khi tôi đến spa cho lần float thứ 16 của tôi. Tôi đã quá quen với quy trình ấy: Check-in với nhân viên, đi vệ sinh nhanh chóng trước khi đến phòng nổi. Chọn màu đèn và khóa cửa lại. Cởi hết quần áo. Chiếc bể chiếm phần lớn diện tích phòng, một chiếc thuôn dài không khác gì các vỏ kén mà phi hành gia trong phim viễn tưởng bước vào trước khi đi vào chu trình ngủ đông. Mở cửa ra. Tắm bằng sữa tắm không mùi được cung cấp. Lau sạch và khô, nhét các miếng silicon vào tai tôi. Nhìn lần cuối vào gương. Rồi tôi bước vào trong bóng tối.
Tôi nằm xuống, cánh cửa ngay phía trên mặt tôi được đóng lại. Hoàn toàn tối đen, một màn đêm không có ánh sao. Nước có nhiệt độ thoải mái cho da người – 34 độ C (hay 93 độ F) – và được bão hòa với muối Epsom tạo cho nó cảm giác như nằm trên vải lụa làm bằng chất lỏng. Sáu mươi năm cải thiện và phát triển từ những thí nghiệm đầu tiên của Lilly đã tạo ra một không gian tiệm cận hoàn hảo. Cơ thể tôi bắt đầu bớt lay động dần trong tư thế tôi nổi. Sự tĩnh lặng bao trùm khắp các giác quan. Đôi khi tôi gây gián đoạn sự yên tĩnh bằng những tiếng thở dài lớn – và thế là bắt đầu 90 phút.
Nếu bạn cố giải thích về thiền nổi cho mọi người, sẽ rất khó để họ hiểu. Có lý do chính đáng: Thiền nổi rất kỳ lạ. Hầu như tất cả những nơi khác trong đời sống hiện đại, ta phụ thuộc vào các yếu tố kích thích giác quan để giải khuây. Phần lớn mọi người dành thời gian và tiền bạc cho việc trải nghiệm những thứ ngược-lại-hoàn- toàn-với-hư-không: Vị giác, thính giác, khứu giác hay thị giác. Lấy ví dụ như, trung tâm thiền nổi của tôi nằm ngay cạnh một cửa tiệm kem. Trong lúc ở trong phòng tối, có ít nhất hơn một lần tôi suy nghĩ về hương vị kem caramel muối của họ.
Sự tự do đến từ chủ nghĩa tư bản hoàn toàn là tự do kích thích các giác quan của chúng ta mọi lúc và mọi cách. Sự tự do ấy chính là điều tuyệt vời nhất của thời đại ngày nay; chính vì vậy, chúng ta trừng phạt những kẻ ta muốn cầm tù bằng cách lấy đi sự tự do này. Rạp chiếu phim IMAX, các hộp đêm bốn tầng, đồ nướng hạng sang – một loạt các thứ kích thích ta, sự thỏa mãn giác quan không giới hạn chính là thứ mà chúng ta trân trọng. Chúng ta thèm muốn chúng, như cách ta thèm muốn đường dù nó làm ta béo phì.
Trong tiểu thuyết không tưởng của Aldous Huxley, Brave New World, xu hướng này dẫn đến một xã hội “hoàn hảo” nhưng trống rỗng trong đó một công dân đã sẵn sàng hy sinh tất cả tự do trần tục để đổi lấy ‘hạnh phúc bất tận’ của sự ham mê giác quan không ngừng.
Trong cuốn tiểu thuyết chưa hoàn thành The Pale King (2011), David Foster Wallace dã tạo ra một người dẫn chuyện với quan điểm cho rằng: “Có lẽ sự thui chột, thẫn thờ gắn liền với đau đớn tinh thần vì một trạng thái thui chột, mờ mịt không mang lại đủ sự kích thích để làm mọi người xao lãng khỏi một nỗi kh tâm sâu sắc hơn luôn tồn đọng – điều mà đa số chúng ta dành phần lớn thời gian và sức lực để đánh lạc hướng bản thân khỏi việc cảm nhận.”
Nhận định này là có cơ sở tiền đề. Vào tháng 7 năm 2014, tờ báo Science đã xuất bản một bài nghiên cứu mà các tình nguyện viên được đưa vào một căn phòng trống không và được yêu cầu giải trí bản thân chỉ bằng suy nghĩ từ 6 đến 15 phút. Những người tham gia đã rất khiếp hãi với trải nghiệm đó. Một thí nghiệm tại chính nhà của một vài trong các ứng viên cho thấy rằng một phần ba trong số họ cảm thấy điều đó là bất khả thi và đã gian lận bằng việc sử dụng điện thoại. Ở một giai đoạn khác của nghiên cứu, 67 phần trăm đã lựa chọn việc tự sốc điện bản thân thay vì ngồi im với suy nghĩ.
Các tác giả của nghiên cứu kết luận rằng tâm trí không được chăm sóc trong các kỹ thuật thiền định, “không thích ở một mình với chính nó”.
Nhìn trong bối cảnh văn hóa này, bể nổi có tính chất cách mạng. Một sự bất thường. Sự cách ly giác quan và tâm trí một mình với chính nó chính xác là những gì thiền nổi mang lại.
“Sự thật…” Samuel Johnson viết trong cuốn ngụ ngôn Rasselas (1759), “là tâm trí ta rất ít khi tập trung vào hiện tại: ký ức và mong đợi lấp đầy gần hết các khoảnh khắc”. Điều đầu tiên bạn học được khi thiền nổi cũng là thứ bạn học trong thiền định: Johnson đã đúng – Suy nghĩ mang tính nhận thức và việc hướng vào bên trong rất khó nhọc.
Trong giai đoạn đầu của mỗi đợt thiền nổi, bản tóm tắt về các điều kiện tức thời của cuộc sống của tôi xen lẫn với những suy ngẫm ngẫu nhiên và những suy nghĩ hiện sinh sâu sắc. Cái riêng hòa quyện với cái chung, cái tầm thường với cái cao cả.
Khi nào thì phải khai thuế? Tôi có ăn quá nhiều lúa mì không? Tôi chán lắm rồi. Mọi người mà tôi biết một ngày nào đó sẽ ra đi. Không được quên mua giấy vệ sinh. Tôi nên để “Chân thành” hay “chân thành cảm ơn” vào cuối email của tôi? Quá tải dân số. Nụ hôn đầu đời. Liệu tôi sẽ đúc kết được điều gì có ý nghĩa để viết cho tờ báo Aeon về trải nghiệm này? Sự khác biệt giữa “jetsam” (máy bay phản lực) và “flotsam” (vật thể trôi dạt) là gì? Đây là những suy nghĩ xuất hiện trong bóng tối. Tất cả mọi thứ bạn có thể tưởng tượng được, ngoại trừ khoảnh khắc hiện tại vô lo vô nghĩ.
Cắt đi những tín hiệu giác quan và bạn sẽ chẳng còn gì để quan sát ngoài chính bản thân bạn. Trong cái tối mịt trần trụi của bể nổi, những ký ức đẹp đẽ và các gương mặt của những người thân thương hiện lên – song, cũng là những lo lắng, dằn vặt. Khi không có gì để xao lãng bạn, bạn trở thành chính sự xao lãng, thường theo hướng tiêu cực. “Điều đáng sợ nhất”, nhà phân tâm học Carl Jung từng nói, “là việc chấp nhận bản thân một cách vẹn toàn”. Chiếc bể đòi hỏi sự chấp nhận này. Không lối thoát. Hơi thở – và nhịp tim là bạn đồng hành duy nhất của bạn. Bạn phải quan sát.
Các thiền nổi viên dĩ nhiên chẳng phải là những cá thể đầu tiên nghi ngờ rằng cái tâm trí luôn luôn ám ảnh và xao động đang làm ta phân tâm khỏi những thứ cao cả hơn. Theo quan niệm của đạo Do Thái-Kitô giáo về cuộc sống, các giác quan liên tục làm ta bị xa khách khỏi Thượng Đế. “Tâm bị trị quản bởi xác thịt không khác gì cõi tử”, Sứ đồ Paul, Cựu Ước 8:6. Trong cuốn sách thứ 10 của “Tự Thuật”, Thánh Augustino đã phản đối lại sự hấp dẫn của việc ăn uống, sự quyến rũ của mùi hương và dĩ nhiên là khát khao tình dục. Trong nhiều các bộ lạc thổ dân Châu Mỹ, sứ mệnh tối thượng bắt buộc một người phải dành một thời gian dài một mình trong môi trường tự nhiên, thông thường bỏ qua cả việc ngủ nghê và ăn uống, trước khi được xem là “người lớn”. Theo triết học Phật giáo, một trong Năm triển cái ngăn cản con người đạt đến giác ngộ là kāmacchanda, sự thèm muốn của thể xác.
Ngày nay, khái niệm sati trong Phật giáo đã được thể tục hóa như là sự thực hành chánh niệm – một liệu pháp mang tính điều trị tâm lý và đôi lúc là thay đổi cả tâm tính được định nghĩa bởi nhà học giả Phật giáo B Alan Wallace như sau: “sự nhận thức không phán xét, từ khoảnh khắc này đến khoảnh khắc khác của những gì xuất hiện trong hiện tại”.
Had a nice and friendly staff member help us out! A great first experience and I hope to be back soon! Unfortunately the power went out towards the end but that is beyond their control as blackouts occur quite frequently in Vietnam
Great experience! It was my first time there and the staff member/ owner took his time to explain to us the benefits and walked us through the process. Unfortunately there was a power trip towards the end of my session, but the staff member/ owner were witty calm about it and brought it a huge speaker to wake us up (just in case we hadn’t got up).
This is an absolutley amazing find in Hanoi. I always tell people that floating is the perfect practice if your looking to improve your health, inner peace, and general wellbeing - and that is certainly the case at 'float Hanoi' as well! I have been floating regularly for a few years in the US, and I can say that the tanks and facilities here are truly top of the line. Also Minh, one of the owners, was incredibly welcoming and helpful - he even took me to find an ATM machine after my float so i could pay him! Then followed by showing me a gas station so I could fill up my motorbike (Ive only been here two days). 🙂 Float Hanoi exemplifies what selfless service is all about - I feel at home in Hanoi already just from my first experience here (Of course im also relaxed and rejuvinated from the float itself). I bought a package of 5 "one hour" floats, and when those are up, I will be buying a package of 5 "ninety minute" floats. All that said, just do yourself a big favor and give this place a real shot! You wont be at all dossapointed. ????
The last time I floated was back in Bangkok in 2019. My husband and I were regulars at the facility there. The Hanoi float center feels much more “homemade” than the one in Bangkok. Not saying that neither is better than the other; the setting feels very different, which is something to keep in mind. Otherwise, the tanks work the same - the only difference would be that you have the option to pry the tank’s cover open slightly with the ones in BKK but here, it’s either fully close or open, which can be uncomfortable for first-time floaters. Also, if you haven’t meditated for a long time, it can be pretty challenging during the first few sessions as your mind WILL keep wandering. We did the couple floating session for 60 minutes, and we didn’t regret giving it a try. It was nice, dark, and quiet (something you don’t get much from living in Hanoi). The staff understands and speaks English very well. The online reservation was hassle free, and the team will contact you a day before by phone to reconfirm. Note that they are not really responsive on Facebook messenger, so it’s better to call. It’s a straight forward experience, you go in, pay, rinse a bit, float, get out, rinse again, dress up and leave. Nothing to complain about and would personally return.
Quietest place in HCMC*. I've been floating for over four years and was so happy to find this place in Vietnam. The set up is very professional and sanitary. Owners are knowledgeable and extremely helpful. The prices do seem a bit high and geared towards tourists. I'll will return, but not as frequently as I'd like. *I would not suggest you float if there's going to be rain. During my float it started to pour and the noise was to the point you can not tune it out. I had to cut my float short as a result. No offer of offset cost or float time in the future, disappointing.
Dù rằng những mục tiêu của thực hành chánh niệm ít tính “siêu việt” hơn so với các mục tiêu của các nhà bí học cổ đại, có một điểm chung: Ta phải ngăn chặn lại cám dỗ đến từ việc lấp đầy nhận thức của chúng ta qua các giác quan. Chọn một chiếc đệm để thiền không có gì đặc biệt và ta sẽ đạt được sự kiểm soát tâm linh.
Tôi đã dần trở nên giỏi hơn trong việc ở trong bể nổi hơn tôi tưởng. Việc luyện tập thiền định (dù không đều đặn) cũng giúp ích phần nào. Giữa những dòng suy nghĩ, tôi làm tốt nhất có thể việc đơn giản là quan sát, để không bám đuổi theo bất cứ suy nghĩ nào quá sâu thẳm trong tâm trí. Rất khó khăn: Tâm thế tôi có thể ví như một buổi trình diễn pháo hoa trong một con sảnh toàn gương. Thở, quan sát, thở. Sự chấp nhận kinh hãi theo Carl G. Jung. Những người luôn miệng bảo rằng nên ở trong hiện tại nên thử điều đó – không hề dễ dàng tí nào. Tâm trí ta luôn sẵn sàng ở đâu đó khác hiện tại.
Và rồi, sau một khoảng thời gian không thể nào đo đếm, cơ thể tôi bắt đầu cảm thấy thư giãn. Điều này phức tạp hơn bạn nghĩ. Trong vô thức, chúng ta chỉnh vai, căng cứng ngón chân, nhíu mày. Tôi đã dành 20 phút đầu tiên của phiên nổi trong tiếng động cót két bí ẩn. Và rồi tôi nhận ra là do…hàm của tôi, đang vật lộn để chuyển từ trạng thái căng thẳng sang trạng thái thả lỏng. Giáo viên yoga của tôi nói rằng chúng ta lo lắng qua nhiều về việc phát triển cơ bắp mạnh mẽ, mà không lo đủ về việc làm sao để thả lòng chúng. Tôi không biết ý của cô ấy là gì cho đến khi tôi thiền nổi.
Bên cạnh sự thư giãn về mặt thể xác, có những thứ xảy ra bên trong não bộ. Song song với phần xác thịt, ý thức cũng dịu đi dần. Tôi không hề để ý, nhưng sự tĩnh lặng đã xuất hiện. Suy nghĩ không ào ạt như các trận mưa đá mà như mưa phùn. Tôi đã thực sự ở trong bóng tối. Một phần trong tôi đã bốc hơi, một phần thì vẫn còn đó. Và rồi, theo từng đợt, cơ thể tôi nhẹ dần. Mọi thứ biến mất, ngoại trừ hơi thở. Đây đích thị là trung tâm của buổi float. Khó có thể tin được rằng còn có cả một thế giới của loài người ngoài kia.
Chỉ cần tìm kiếm qua trên mạng, bạn có thể bắt gặp được những tài liệu nghiên cứu khoa học chắc nịch về lợi ích của thiền nổi – được định nghĩa lại bởi Suedfeld và nhà tâm lý học người New York Roderick Borrie như một dạng “Điều trị tâm lý trong môi trường hạn chế kích ứng”, hay còn gọi là REST. Một số bằng chứng còn cho thấy thiền nổi giúp tăng khả năng sáng tạo. Trong một bài nghiên cứu năm 1987, năm thành viên của khoa tâm lý học của Đại Học British Columbia đã dành ra sáu đợt nổi trong bể và nhận ra những “ý tưởng mới lạ” đúc kết được sau đó nhiều hơn và chất lượng hơn hẳn so với những gì nảy sinh ra khi ngồi trong bàn làm việc. Trong một nghiên cứu tương tự bao gồm 30 học sinh khoa tâm lý học, 15 trong số đó dành thời gian trong bể và báo cáo rằng sự sáng tạo được tăng cao hơn so với 15 người còn lại chỉ ngồi trên ghế sofa.
Càng nhiều bằng chứng hơn cho thấy rằng thiền nổi làm nâng cao các hoạt động thể lực, cần kỹ năng bằng cách tạo điều kiện trực quan. Trong hai bài nghiên cứu khác nhau, một lần nổi trong bể cũng làm nâng cao đáng kể khả năng ném phạt của các vận động viên bóng rổ. Tương tự, các sinh viên chơi tennis cũng có cường độ thắng những lần phát bóng đầu tiên nhiều hơn sau khi thiền nổi vài lần trước đó. Trong các nghiên cứu khác, thiền nổi làm gia tăng hiệu suất trong thể dục dụng cụ, bắn cung, ném phi tiêu, hay thậm chí là âm nhạc. Suedfeld đã cho ta thấy rằng bốn lần nổi có hiệu ứng tích cực lên khả năng kỹ thuật trong các màn ứng tấu nhạc jazz.
Để củng cố cho các bài nghiên cứu, tôi cũng có một bằng chứng mang tính cá nhân: Đối với tôi, việc chơi bóng đá gần như là một cơn nghiện, và tôi thấy rằng việc hình dung một số các chuyển động kỹ thuật trong bể nổi , khiến cho việc thực hiện chúng trong thực tế trở nên mượt mà hơn, chính xác hơn và nhẹ nhàng hơn.
Có bằng chứng rõ ràng cho thấy bể nổi làm giảm stress bằng cách kích ứng sự giảm thiểu của lượng axit cortisol và vanillylmandelic trong máu, một cặp hoóc-môn stress sản sinh bởi tuyến thượng thận. Sự giảm thiểu của các hoóc-môn này giúp giảm bớt sự tăng huyết áp và đau mãn tính cũng như các bệnh lý khác. Trong một bài nghiên cứu năm 2011, các bệnh nhân với hội chứng đau cơ xơ hóa đã báo cáo giảm tới 30% stress và 33% độ căng cơ. Hiệu ứng cũng kéo dài hơn hai ngày sau mỗi đợt nổi.
Các nghiên cứu đề xuất rằng thiền nổi có thể giảm bớt sự khó chịu của bệnh viêm khớp dạng thấp, rối loạn liên quan đến bệnh giật cổ, đau thắt lưng dai dẳng, chứng đau nửa đầu và hội chứng tiền kinh nguyệt.
Cuối cùng, có bằng chứng cho thấy thiền nổi có thể giúp chữa trị các bệnh tâm lý. Nó làm giảm lo âu và trầm cảm, giảm tình trạng kiệt quệ và giảm đi các triệu chứng của OCD (chứng rối loạn ám ảnh cưỡng chế). Khả năng của thiền nổi trong việc giúp ích cho chứng mất ngủ cũng được ủng hộ bởi một bài nghiên cứu. Có bằng chứng cho rằng cả hai hành vi nghiện ngập và rối loạn ăn uống có thể được giảm nhẹ qua việc ở trong bể. Hiện tại, điều được quan tâm nhất là khả năng giúp chữa trị rối loạn stress sau sang chấn (PTSD) trong các cựu binh.
Các dữ liệu đã cho thấy việc nắm trọn lấy những gì ta né tránh trong những khoảnh khắc tỉnh táo – khi các giác quan ta được im lặng – giúp ta bỏ đi nhiều lo toan. Điều đó khiến tôi tự hỏi: tại sao thiền nổi vẫn chưa tạo được tiếng vang trong y học chính thống? Tại sao ta lại quá e ngại sự buồn chán, sợ việc “mặt đối mặt với bản thân” tới mức thà mắc bệnh còn hơn phải trải qua điều đó?
Không lâu sau khi cảm giác nhẹ nhõm tới, mọi thứ trở nên kỳ lạ. Bể nổi là trải nghiệm gần với trải nghiệm thức thần nhất với tôi mà không cần tới chất xúc tác. Thời gian mất đi hình dạng vốn có. Không gian cũng vậy. Cảm giác như tôi đang xoay mòng mòng một cách chậm rãi, như một chiếc nan hoa của bánh xe khổng lồ. Trật tự mọi thứ bị đảo lộn. Một trạng thái bao la kì lạ giữa ngủ và tỉnh giấc bắt đầu lộ diện. Nhận thức của tôi trở nên đầy đặn như một quả bóng được bơm căng – song đồng lúc, “cái tôi” của tôi gần như biến mất hoàn toàn, để lại một chút manh mối là những ký ức và trí tưởng tượng thoắt ẩn thoắt hiện. Bây giờ tôi mới thực sự đang float. Tôi trở về với bản thân, xuất hiện trở lại trong bể nổi, lần này đến lần khác – đôi khi là cười phá lên, đôi khi là có cả nước mắt. Nguồn gốc những phản ứng này có thể được gợi lại rõ ràng sau đó, hoặc tôi hoàn toàn chẳng nhớ gì cả.
Tất nhiên, tất cả những điều này xảy ra NẾU như tôi may mắn: Tôi đã có những lần nổi mà hầu như chẳng có gì xảy ra. Sự tức giận có thể trỗi dậy: $40 cho điều này sao? Rồi trạng thái tuyệt vời ấy lại chào đón bạn; một người không nên mong muốn quá nhiều nếu muốn tới đó. Joe Rogan có nói đến việc “thực sự buông bỏ, buông bỏ cả việc buông bỏ, buông bỏ cả cảm giác buông bỏ”. Cảm giác quay ngược vào bản thân này là trung tâm của trải nghiệm nổi. Nó đi ngược lại hoàn toàn những ý niệm của chúng ta về sự nỗ lực và các thành tựu. Vô vi, các tín đồ Đạo giáo gọi nó là “hành động mà không hành động”.
Chính trong những trạng thái sâu sắc của các buổi float bạn mới khai quật được những gì mà con người qua nhiều thế hệ tin rằng có thể được tìm thấy, vượt lên trên những giác quan thường lệ. Cõi hư vô là một cánh cổng có tính cá nhân với từng người. Các trung tâm nổi có thể chỉ ra được các lợi ích khách quan của việc nổi – nhưng những cuốn sách ở trong các trung tâm này lại mang tính thần bí hơn. Lật một trang bất kỳ và bạn sẽ thấy là không ai giải thích trải nghiệm nổi mà nhắc đến dopamine hay các hoóc-môn stress cả. Họ chỉ nói về những thứ như “cái tôi”, “vũ trụ”, “hư vô” hay “Thượng Đế”.
Một trong những hiệu ứng hữu hình nhất của việc nổi thường xuyên được mô tả trong một tập phim của The Simpsons khi Lisa và người bố Homer đã thử nổi. Trước khi vào trong bể, Lisa cảm thấy khó chịu với sự thiếu hiểu biết của Homer. Trong bể, cô bé “nhập” vào nhận thức của ông và chứng kiến thông qua các giác quan, suy nghĩ của Homer, rằng ông đã cố gắng hết mực, chịu đựng cả việc học ballet chỉ vì thương con gái. Sau khi nổi, Lisa tự nhủ: “Trời, mình nên tha cho bố mình một tí”. Tôi đã trải nghiệm những bước nhảy về góc nhìn sự việc tương tự trong bể, đem lại cho tôi cặp mắt mới và cảm nhận rõ rệt rằng tôi nên đánh giá người khác ít hơn. Các nhà khoa học gọi đây là sự gia tăng thấu cảm, nhưng nó còn sâu sắc hơn vậy – nó là cơ hội để, cho dù ngắn ngủi, chuyển qua lại giữa các góc nhìn với nhau.
Lilly đã sáng tạo ra từ “inperience” (tạm dịch: nội trải nghiệm) để nói về những đợt thiền nổi. Một cụm từ hơi khó hiểu, và không phải là từ mà tôi thích – nhưng nó có ý nghĩa hơn “experience” (tạm dịch: trải nghiệm). Có một điều gì đó khó có thể miêu tả bằng lời nói, khó có thể thể hiện ra về trải nghiệm thiền. Việc nghiên cứu rất tuyệt vời, và như Suedfeld nói, rất quan trọng “nếu ta muốn phát triển một ngành khoa học liên quan đến thiền nổi mà các nhà khoa học ngoài cộng đồng có thể tin tưởng”. Song, bên trong cộng đồng nổi, tất cả mọi người đã tin tưởng sẵn. Ở trong bể, mọi thứ là thuần chủ quan.Tại trung tâm của tôi, sau mỗi đợt nổi đều có nhạc, có cả tiếng tụng kinh và đàn dây. Nó rung động qua nước trong bể, dịu dàng nhưng với tâm trí đang an trú trong vô định thì có chút gai người khi đột nhiên đem thời gian tuyến tính quay lại. Đôi lúc tôi bị sốc là 90 phút đã trôi qua. Những lần khác, tôi cảm giác như tiếng nhạc mãi mới đến.
“Khi bạn trở lại sau một buổi float trong bể”, Lilly viết, “luôn có một cảm giác kì lạ như không đến từ hành tinh này. Bạn phải mất một lúc mới học được cách điều khiển cơ thể trở lại”. Tôi biết ý của ông ta là gì. Sau mỗi buổi float thành công, tôi có cảm giác như được tái sinh. Các khoảnh khắc ngay sau một buổi thiền sâu cực kỳ rõ ràng. Sau buổi nổi đầu tiên, tôi nhớ lại cảm giác mở cửa một cách từ tốn và vươn phần thân trên ra. Tôi nhìn thấy những hạt nước bể rơi từ trên đỉnh có xuống sàn nhà trải ánh màu tím. Tôi ở đó một lúc, hoàn toàn bị thu hút bởi cách mà từng hạt nước hạ cánh dưới tác động của trọng lực và lan ra trong một vụ nổ nhỏ không có âm thanh, khúc xạ ánh sáng xung quanh như những cánh hoa.
Các trung tâm nổi đều có phòng chờ vì một lý do chính đáng. Quay trở về thế giới của các giác quan có thể mất một lúc để thích ứng. Màu sắc rất rõ rệt; mỗi âm thanh nhỏ đều có thể thu hút sự chú ý của bạn. Điều cuối cùng mà bạn nên làm sau khi nổi là lập tức rời khỏi nơi ấy. Tôi có một tâm trí hướng tăng động thường bị ép buộc bởi thời gian, luôn suy nghĩ rằng nên đi đâu tiếp theo. Nhưng điều đó không bao giờ xảy ra sau khi float. Tôi có thể dành nhiều tiếng để uống một ly trà gừng. Không hề vội vã.
Và rồi, sau một khoảng thời gian dài, ta lại quay trở lại với đời sống thường nhật, trái ngược hoàn toàn với trong bể. Giao thông, bầu trời, phụ nữ, trái cây tươi. Không cần quá nhiều thời gian để các giác quan trở nên sống động trở lại. Rất khó để tưởng tượng cảm giác ở trong bể khi bạn đã ra ngoài. Có lẽ đây là lý do tôi thường quay trở lại. Các buổi nổi mang cảm giác giống các chuyến đi thức thần: một điều gì đó vĩ đại sượt qua các ngón tay bạn. Nó vẫn có sự thần kỳ ẩn dật, nhưng vô hình đối với bạn.
Thiền nổi chơi đùa với nghịch lý của việc làm một con người. Chúng ta luôn muốn tràn ngập trong các kích thích giác quan nhưng lại bị cảm giác là chúng cần được nghỉ ngơi đeo bám. Các kích ứng làm ta kiệt quệ, nhưng không có chúng thì ta lại chán chường. Tính đối lập này làm cho nhiều người trong chúng ta sống trong một vòng quay của sự ham muốn và rồi là… ăn năn, giống như nam châm lắc giữa hai cực.
Ngay cả trong thời đại vô thần như ngày nay, thị trường tự do (free market) là sự phản chiếu khắc họa và cũng đóng vai trò là động lực cho các ham muốn của ta, cũng có sự phân chia này. Thứ mà nó mang lại cho chúng ta – dồi dào là những xao lãng về mặt tri giác – không khiến ta thực sự thỏa mãn. Ở một tầng nhất định tất cả chúng ta đều là những kẻ tiêu thụ hàng loạt. Đến một thời điểm bất kỳ, ta ắt muốn điều ngược lại của “hàng hóa”. Và cũng như cách thị trường bán cho ta các viên thuốc giảm cân hay bánh donut, thị trường có thể bán cho ta bất cứ thứ gì – như là ba buổi thiền nổi với cái giá là $120 chẳng hạn.
Sự trở lại của thiền nổi trong thời đại ngày nay là sự phản ánh một trong những yếu tố xưa nhất và kỳ lạ nhất của con người; một trong những mâu thuẫn gay gắt nhất của chúng ta, mà mọi truyền thống tôn giáo và tâm linh đều gần như đã tinh thông. Chính xác thì điều gì nằm phía sau của hư vô vượt qua những lời giải thích mang tính logic. Nhưng cuộc tìm kiếm lại lôi cuốn. Nhà triết học người Pháp thế kỷ XVII Blaise Pascal đã nói rằng “mọi vấn đề của nhân loại đều xuất phát từ việc con người không chịu ngồi im trong một căn phòng một mình”. Tôi đang dần nhận ra rằng ông ta đã nói đúng. Henry David Thoreau biết về sự “bất khả năng” này. “Băng qua nhiều ngàn dặm của tiết trời lạnh giá, gió bão, chạm trán với lũ ăn thịt người trên một chiếc thuyền với 500 người khác dễ dàng hơn nhiều so với việc khám phá đại dương của sự cô đơn”.
Tại sao? Tại sao sự cô tịch lại khó khăn đến vậy? Và, ta có thể đạt được những gì qua việc trải nghiệm nó? Sự thư giãn? Sáng tạo? Thượng Đế?
Đến bể nổi thôi.
Nguồn: https://aeon.co/essays/climb-in-float-off-zone-out-why-floatation-blows-my-mind Dịch: Minh Tu Le