Lợi ích của liệu pháp Thiền nổi đã được liệt kê trong rất nhiều nghiên cứu khoa học và danh sách này sẽ còn dài hơn nữa. Một trong những lợi ích đáng lưu ý nhất đó chính là Thiền nổi giúp tăng cường trí nhớ, khả năng học tập và năng lực sáng tạo.
Từ học sinh cho tới nghệ sỹ chuyên nghiệp, ai ai cũng khao khát được trải nghiệm một tiến bộ vượt bậc trong khả năng tu duy, học hỏi và giải quyết vấn đề. Và đó chính xác là điều mà Thiền nổi sẽ giúp ta đạt được: hàng loạt nghiên cứu đã chỉ ra rằng Thiền nổi giúp tăng cường sức mạnh tri giác. Để hiểu rõ chính xác nguyên nhân của hiện tượng này, sẽ cần đến nhiều khảo sát chuyên sâu hơn nữa. Tuy nhiên, các nhà khoa học có thể đưa ra một số quan điểm của họ về việc bằng cách nào mà Thiền nổi lại giúp cải thiện năng lực tư duy.
Não bộ và Thời gian nghỉ ngơi
Ngày nay, có một quan điểm phổ biến cho rằng đưa não bộ vào trạng thái nghỉ ngơi có thể tăng khả năng sáng tạo và giải quyết vấn đề. Hầu hết mọi người đã từng có đươc khoảnh khắc “Eureka” trong khi đang tắm, hoặc đang đi dạo thong dong. Thưc tế, quan điểm này đã được chứng minh bằng nghiên cứu khoa học chứ không chỉ là những câu chuyện vu vơ.
Như nhà báo khoa học Ferris Jabr đã tóm tắt trên tờ Scientific American, “Nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng ngay cả khi chúng ta đang thư giãn hoặc suy nghĩ miên man, não bộ của chúng ta không hề giảm cường độ làm việc…quá trình xử lý các thông tin quan trọng trong não, muốn hoạt động hiệu quả, đòi hỏi phải có những quãng nghỉ trong suốt ngày dài làm việc”.
Quá trình tu duy này diễn ra như một phần của “mạng chế độ mặc định” (default mode network), tại đó các nhà nghiên cứu thần kinh đã quan sát thấy những tín hiệu sống động khi chúng ta chỉ đơn thuần suy nghĩ vẩn vơ (daydreaming). Sau những chu trình như thế, chúng ta tư duy rõ ràng hơn, xử lý vấn đề tốt hơn và ta cảm thấy sảng khoái hơn.
Thiền nổi là một trạng thái nghỉ ngơi tối ưu
Đây chính là lúc để Thiền nổi thể hiện vai trò của mình. Khi mọi kích thích gây xao nhãng từ bên ngoài bị loại bỏ, Thiền nổi đưa chúng ta vào một môi trường nghỉ ngơi tuyệt đối, và điều này sẽ khuếch đại những tác dụng tích cực, tạo điều kiện thuận lợi cho não đi vào trạng thái “mạng chế độ mặc định”.
Một khảo sát của nhà nghiên cứu liệu pháp Thiền nổi Peter Suedfeld đã chỉ ra rằng trong một khóa học Nhạc Jazz ứng tác (một kỹ năng đòi hỏi khả năng ghi nhớ, tư duy học tập và tính sáng tạo), những sinh viên thực hành Thiền nổi hàng tuần trong vòng một tháng, đạt điểm cao hơn trong bài kiểm tra kỹ thuật cũng như có kết quả học tập tốt hơn so với những sinh viên không thực hành Thiền nổi.
Trong một nghiên cứu khác vào năm 1992, các nhà khoa học thực hiện đánh giá và so sánh tâm trạng và khả năng sáng tạo của sinh viên trước và sau một khoảng thời gian nghỉ ngơi. Trong khoảng thời gian đó, một nửa số sinh viên được cho thực hành Thiền nổi; số còn lại chỉ đơn thuần nghỉ ngơi thư giãn trong phòng tối. Kết quả cho thấy nhóm sinh viên thực hành Thiền nổi đạt được “tiến bộ vượt bậc” trong bài kiểm tra sáng tạo.
Thiền nổi và vai trò của giấc ngủ đối với khả năng ghi nhớ
Thiền nổi có khả năng tăng cường khả năng học hỏi và ghi nhớ một cách gián tiếp bằng cách tạo giấc ngủ sâu hơn. Rát nhiều nghiên cứu đã diễn tả rõ ràng rằng chất lượng giấc ngủ đóng vai trò thiết yếu trong việc xây dựng trí nhớ bền vững. Bên cạnh đó, cũng có một số lượng không nhỏ những nghiên cứu củng cố cho luận điểm rằng Thiền nổi có tác dụng tích cực trong việc hỗ trợ người mất ngủ kinh niên cải thiện quy trình giấc ngủ của mình.
Thiền nổi và hiệu ứng của Thiền định
Một con đường gián tiếp khác mà Thiền nổi giúp cải thiện khả năng học hỏi và ghi nhớ đó là trạng thái Thiền định. Thiền định từ lâu đã được biết đến với khả năng tăng cường sự tập trung. Tại Đức, người ta đã thực hiện khảo sát đo lường khả năng tập trung trên ba nhóm đối tượng: nhóm người trung niên thiền lâu năm, nhóm người trung niên không thiền và nhóm người thanh niên không thiền. Như đã biết, khả năng tập trung sẽ giảm dần theo tuổi tác, vậy nhưng nhóm đối tượng trung niên thực hành thiền lại ghi điểm cao hơn cả, thậm chí cao hơn nhóm người trẻ tuổi.
Nếu bạn đang mong muốn cải thiện khả năng sáng tạo, kỹ năng tư duy và năng lực ghi nhớ, Thiền nổi sẽ là một lựa chọn sáng suốt!
Hãy đặt lịch với chúng tôi ngay hôm nay tại: floatvietnam.com/choose-location
References:
1. The effect of the floatation version of Restricted Environmental Stimulation Technique (REST) on jazz improvisation. Oshin Vartanian, Peter Suedfeld. Music and Medicine, May 2011.
2. Creativity enhancement through floatation isolation. Donald G. Forgays, Deborah K. Forgays. Journal of Environmental Psychology, December 1992.
3. Learning, memory, and sleep in humans. Jessica D. Payne, Sleep Medicine Clinics, March 2011.
4. Age effects on attentional blink performance in meditation. Sara van Leeuwen, Notger G. Muller, Lucia Melloni. Consciousness and Cognition, September 2009.
5. The use of floatation rest in the treatment of persistent psychophysiological insomnia, UBC Retrospective Theses Digitization Project, 1989.