Liệu pháp Float Thiền Nổi cho ADHD ADD

Rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD/ADD) là một tình trạng rất phổ biến hiện nay đến mức nhiều người coi nó là 1 tính từ. “Cô ấy không thể ngồi xem hết 1 bộ phim vì lúc nào cô ấy cũng như đang tăng động.”. “Cậu nhóc kia không thể ngồi yên vì tăng động quá”.

Chứng rối loạn này được dùng để mô tả cảm giác kích thích quá mức và không thể tập trung. Nhưng trong y khoa, đây là một chứng bệnh thực sự, ảnh hướng tới 11% dân số 4% người trưởng thành. Trong nhiều cộng đồng hỗ trợ, liệu pháp float thiền nổi được coi như 1 phương pháp hỗ trợ điều trị hiệu quả cho ADHD/ ADD.

Các triệu chứng thông thường của ADHD bao gồm bồn chồn, bứt rứt, tăng động và bốc đồng đều có thể được giải tỏa nhờ float. Float có khả năng giảm stress, tăng cường khả năng nhận thức, óc sáng tạo và khả năng tập trung, và cho phép người dùng nghỉ ngơi trọn vẹn khỏi sự kích thích quá mức từ môi trường bên ngoài.

Mặc dù mới chỉ có một vài nghiên cứu chính thức về điều trị ADHD bằng liệu pháp float nhưng những tác dụng của float cho thấy sự phù hợp trong giải quyết các vấn đề nghiêm trọng nhất ảnh hưởng đến cuộc sống của người mắc chứng rối loạn tăng động giảm chú ý.

Tại Float Hanoi và Float Saigon, chúng tôi đã trải nghiệm sự hiệu quả của float với ADHD và ADD. Chúng tôi có 1 vài em nhỏ trong độ tuổi 10-15 mắc chứng ADD, ADHD đến float thường xuyên. Kết quả đạt được là các em trở nên tập trung hơn, dễ kiểm soát, bớt bồn chồn, các giáo viên cũng đưa ra những nhận xét tương tự với cha mẹ khi các em đến trường sau các đợt float định kỳ.

Đương nhiên, trên đây chỉ là 1 vài ví dụ thực tế, chúng ta vẫn cần sự kiếm chứng rõ ràng của khoa học về tác động của Float với ADHD>

Các Bằng chứng khoa học và Thí nghiệm lâm sàng

Hai case study lớn được hoàn thành 1 cách chính thức nghiên cứu trị liệu ADHD ở phụ nữ trẻ có kết quả như sau:

Trong nghiên cứu đầu tiên(1) , một phụ nữ 24 tuổi người Thụy Điền được chẩn đoán ADHD tham gia float thường kỳ trong vòng 1 năm rưỡi. Sau đợt trị liệu, kết quả cho thấy, liệu pháp float đã nâng cao đáng kể chất lượng sống bao gồm: chất lượng giấc ngủ, sự tự tin, khả năng giao tiếp xã hội và thái độ sống tích cực.

Trong nghiên cứu thứ 2(2) ,một phụ nữ 36 tuổi mắc ADHD float liên tục trong vòng 1 năm. Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng, bệnh nhân trải nghiệm “sự phát triển tích cực khả năng kiểm soát bản thân, điều hòa hoạt động, tiếp nhận và xử lý thông tin, kích thích từ môi trường, sự trưởng thành về năng lực tư duy và năng lực cảm xúc” từ đó tạo ra sự độc lập trong cuộc sống và chất lượng sống cao hơn. Suốt buổi phỏng vấn, bệnh nhân trả lời rằng cô ấy cảm thấy bớt bồn chồn trong cuộc sống hàng ngày, có thể tập trung dễ dàng hơn khi đọc và viết, đồng thời cảm giác sự thoải mái về tinh thần. Cô ấy mô tả rằng ” Tôi đã đạt được sự bình tĩnh nôi tại do đó tôi có thể chấp nhận được con người mình như chính mình?”

Mặc dù các case study này còn nhiều hạn chế về mặt học thuật, chúng đểu thể hiện tiềm năng to lớn của float cho những người mắc chứng ADHD. Tác giả mạnh mẽ ủng hộ nhiều nghiên cứu hơn nữa được thực hiện vì những người tham gia nghiên cứu cũng sẽ nhận được sự giải tỏa to lớn.

Floating Giấc ngủ và ADHD

Cả trẻ em và người lớn với ADHD đều gặp khó khăn với giấc ngủ(3) , nhất là mất ngủ và ngủ không yên giấc… trong khi đó nhiều nhà nghiên cứu cho rằng trẻ nhỏ với ADHD thậm chí còn cần ngủ nhiều hơn bình thường. Các nghiên cứu cho thấy float có tác dụng cải thiện chất lượng giấc ngủ, chữa mất ngủ.(4).

Floating, Magnesium, & ADHD

Các nghiên cứu cho thấy những người mắc ADHD thường bị thiếu 1 số dưỡng chất, bao gồm magie… và bổ sung magie sẽ giúp giảm các hoạt động tăng động(5). Trong bể float, nước được hòa tan 1 lượng lớn muối Epsom chứa Magie, vì vậy bên cạnh việc được thư giãn nghỉ ngơi, người dùng còn được hấp thu 1 lượng magnesium qua da.

Floating, Kích thích quá độ, & ADHD

Những đứa trẻ mắc chứng ADHD thường bị thu hút bởi các thiết bị điện tử, điện thoại di động, máy tính bảng Ipad, tuy nhiên các bác sĩ lại khuyên nên giảm thời gian tiếp xúc của trẻ nhỏ với các thiết bị này. Bể Float được thiết kế đặc biệt để tạo ra sự cách ly cần thiết. Mặc dù ban đầu sẽ hơi khó khăn khi trải nghiệm cảm giác yên tĩnh và thiếu kích thích. Các nghiên cứu phía trên đã cho thấy những người mắc ADHD sẽ đạt được một cảm giác yên bình đặc biệt bên trong bể float mà thường ngày rất khó đạt được.

Nếu một người bạn yêu thương đang gặp khó khăn với ADHD hay ADD, 1 khoảng thời gian yên bình bên trong bể float sẽ là một món quá tuyệt vời. Bạn có thể mua 1 voucher quà tặng hoặc 1 gói membership thường xuyên để có giá tốt hơn. 

1. Quality of life with flotation therapy for a person diagnosed with attention deficit disorder, atypical autism, PTSD, anxiety and depression. Anette Kjellgren, Hanna Edebol, Tommy Nordén, Torsten Norlander. Open Journal of Medical Psychology, 2013.

2. Enhanced independence and quality of life through treatment with flotation-Restricted Environmental Stimulation Technique of a patient with both Attention Deficit Hyperactivity Disorder and Aspergers Syndrome: a case report. Hanna Edebol, Anette Kjellgren, Sven-Åke Bood and Torsten Norlander. Cases Journal, 2009.

3. The ADHD and sleep conundrum: a review. Judith A. Owens. Journal of Developmental & Behavioral Pediatrics, June 2005.

4. The use of floatation rest in the treatment of persistent psychophysiological insomnia. UBC Retrospective Theses Digitization Project, 1989

5. The effects of magnesium physiological supplementation on hyperactivity in children with attention deficit hyperactivity disorder (ADHD). Positive response to magnesium oral loading test. B. Starobrat-Hermelin, T. Kozielec. Magnesium Research, June 1997.