Thiền nổi là một phương pháp chăm sóc sức khỏe mang lại nhiều lợi ích, đặc biệt đối với phụ nữ mang thai. Với trạng thái “phi trọng lực”mà thiền nổi mang lại, cơ thể của mẹ bầu sẽ được thư giãn tuyệt đối tại các khớp xương và nhóm cơ dễ bị đau nhức khi mang thai.
Mặc dù các bác sỹ chuyên khoa hoàn toàn thaori mái với việc cho phép phụ nữ mang thai trải nghiệm liệu pháp thiền nổi trong giai đoạn thứ hai và thứ ba của thai kỳ, mẹ bầu vẫn nên tham khảo ý kiến của bác sỹ hoặc nhà vật lý trị liệu trước khi đến với thiền nổi bởi nó sẽ là một trải nghiệm hoàn toàn mới lạ đối với cơ thể. Mặc dù chưa có nhiều nghiên cứu chuyên sâu về tác dụng của Thiền nổi lên sức khỏe của phụ nữ mang thai, chúng ta vẫn có thể thấy rõ những lợi ích cụ thể của Thiền nổi, góp phần tạo nên một thai kỳ khỏe mạnh.
Giảm căng thẳng cho mẹ bầu
Giảm căng thẳng nhờ Thiền nổi đã được phân tích trong nhiều nghiên cứu khoa học, và việc đầu tư cho các liệu pháp giảm căng thẳng trong thai kỳ là hoàn toàn xứng đáng! Các nhà khoa học đã chứng minh rằng mức độ căng thẳng của mẹ bầu có ảnh hưởng trực tiếp lên em bé không những trong giai đoạn sơ sinh mà cả những năm sau đó. Chính vì vậy, có thể nói Thiền nổi với mục đích giảm căng thẳng sẽ giúp định hình sự phát triển khỏe mạnh cho em bé trong tương lai.
Cải thiện giấc ngủ trong suốt thai kỳ
Nghiên cứu khoa học đã công nhận điều mà các mẹ bầu thường trăn trở: giấc ngủ không liền mạch và chứng mất ngủ là tình trạng cực kỳ phổ biến trong thai kỳ. Thiền nổi đã được chứng minh giúp mẹ bầu có một đêm ngon giấc, và có khả năng là một liệu pháp hoàn toàn tự nhiên thay thế cho thuốc điều trị mất ngủ, thứ mà hầu hết phụ nữ muốn tránh xa khi đang mang thai.
Hấp thụ Ma-giê cho sức khỏe tiền sản
Ma-giê là khoáng chất đóng vai trò quan trọng trong việc vận hành hàng loạt chức năng sinh hóa trong cơ thể, và phụ nữ được khuyến cáo tăng cường hấp thu Ma-giê trong thai kỳ. Bên cạnh đó, Ma-giê là một trong hai thành tố chính của muối Epsom (thành phần còn lại là sulfate), tạo nên sức nổi của nước trong bể thiền (float tank). Bởi Ma-giê có thể thẩm thấu qua da cũng hiệu quả như như hấp thụ qua thức ăn hoặc viên uống dinh dưỡng, Thiền nổi sẽ là một phương thức tuyệt vời để đảm bảo mẹ bầu hấp thu khoáng chất quan trọng này một cách đầy đủ.
Giảm đau cho cơ thể khi mang thai
Một ích lợi hiển nhiên mà Thiền nổi mang lại chính là tạo cảm giác dễ chịu về mặt thể chất. Hầu như mọi phụ nữ đều phải trải qua những cơn đau nhức khó chịu vì cơ thể phải chịu thêm trọng lượng của thai nhi, và chính trạng thái phi trọng lực trong bể thiền sẽ đánh bay cảm giác nặng nề đó. Một số tài liệu gợi ý về tư thế Thiền nổi khi mang thai, ngoài tư thế nằm ngửa bình thường, còn có nhắc đến tư thế nằm sấp (prone-position) được minh họa dưỡi đây. Tư thế này có thể thực hiện tự nhiên hoặc với dụng cụ hỗ trợ.
Hiệu ứng “Soi gương”
Đây là một ích lợi hiếm hoi được các mẹ bầu truyền tai nhau, dù chưa thực sự được nghiên cứu kỹ càng. Rất nhiều bà mẹ sắp sinh thổ lộ rằng khi họ nằm trong bể thiền cách ly với thế giới bên ngoài, họ cảm nhận được mối liên kết mạnh mẽ với sinh linh đang lớn dần trong bụng mình. Trong cộng đồng Thiền nổi, đây được goi là “hiệu ứng soi gương”. Một vài phụ nữ còn cho biết Thiền nổi giúp họ nhạy bén hơn trong việc cảm nhận cử động của thai nhi khi đang thực hành liệu pháp này, qua đó tăng cường mối giao cảm giữa mẹ và bé về lâu dài.
Sẽ không là nói quá khi cho rằng thai kỳ là quãng thời gian vàng để mẹ bầu chăm sóc sức khỏe thể chất và tinh thần. Rốt cuộc sự chăm chút ấy cũng là dành cho hai mẹ con. Hãy đặt lịch ngay với chúng tôi để trải nghiệm liệu pháp đặc biệt này: floatvietnam.com/choose-location
References:
- The Timing of Prenatal Exposure to Maternal Cortisol and Psychosocial Stress is Associated with Human Infant Cognitive Development, Child Development, January 2010.
- Sleep Disturbances During Pregnancy, Journal of Obstetric, Gynecologic, & Neonatal Nursing, November 2000.
- The Use of Floatation Rest in the Treatment of Persistent Psychophysiological Insomnia, UBC Retrospective Theses Digitization Project, 1989.
- Magnesium, University of Maryland Medical Center, June 2011.